Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Vì Sao Sinh Mổ Chậm Có Sữa? Làm Thế Nào Để Có Sữa Sau Khi Sinh Mổ?

Sinh con là bản năng của người phụ nữ. Sinh con thường theo hai hình thức: Sinh thường và sinh mổ. Có những mẹ sinh thường tự nhiên, lại có những mẹ lựa chọn hoặc vì lý do chuyên môn nên sinh theo phương pháp sinh mổ.

Trên diễn đàn Lamchame.com đã có những bài viết/topic so sánh Sinh Thường Hay Sinh Mổ? Phương pháp nào cũng có ưu/nhược điểm riêng. Tuy nhiên, có một vấn đề các mẹ sinh mổ rất hay gặp phải đó là sữa về chậm. Vậy vì sao sinh mổ chậm có sữa? Làm thế nào để có sữa về sau sinh mổ?



Sau khi sinh bao lâu thì mẹ có sữa về?

Sữa non đã có từ khi người mẹ mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh con, sữa mẹ sẽ về trong vòng 2-4 ngày. Thông thường nếu là con đầu thì mẹ sẽ có sữa trong vòng 3-4 ngày, còn nếu là con thứ thì mẹ sẽ có sữa sớm hơn.

Vì sao sinh mổ chậm có sữa về?

Với những mẹ sinh mổ có thể sữa sẽ về chặm hơn so với các mẹ sinh thưởng bởi:
  • Do cơ địa của một số mẹ, khi sử dụng thuốc giảm đau trong chuyển dạ, kháng sinh sau sinh mổ sẽ gây ít sữa.
  • Mất nhiều máu trong quá trình sinh nở.
  • Với tâm lý sợ đau do vết mổ, sợ thuốc giảm đau ảnh hưởng đến sữa nên các bé có mẹ sinh mổ không được bú mẹ sớm, do đó không kích thích được tuyến sữa hoạt động sớm.
Làm thế nào để có sữa sau khi sinh mổ?
  • Mẹ hãy cho con bú ngay sau khi con được về với mẹ (Không quá 4-6 tiếng). Tích cực cho con bú để kích thích sữa về.
  • Cho con bú đúng cách.
  • Massage kích thích tuyến sữa.
  • Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Sau sinh, mẹ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng, có thể qua thức ăn hàng ngày, có thể qua các loại vitamin bổ sung. Mẹ cũng không được quên uống nhiều nước, bởi sữa mẹ 90% là nước (trước khi cho con bú khoảng 30 phút, mẹ hãy uống 1 cốc nước ấm). Ngoài ra mẹ cần ngủ đủ giấc, tránh stress,...
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, trước khi sinh nở, các mẹ hãy tham khảo và trang bị đầy đủ kiến thức để dù sinh mổ hay sinh thường, vẫn luôn đảm bảo cho con sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhé!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thảo luận thêm tại:

Bé Dưới 1 Tuổi Đã Ăn Được Muối, Đường Chưa?

Bé dưới 1 tuổi đã ăn được muối, đường và mật ong chưa? Hẳn là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ. Cơ thể trẻ con vốn đã khá non nớt và nhạy cảm, thì những bé dưới 1 tuổi cơ thể càng non nớt hơn. Do đó, bố mẹ cần cho con sử dụng những đồ ăn, thức uống phù hợp, không ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Ngày nay, các bà mẹ đã khá thận trọng trong việc ăn uống của con. Ngay tại diễn đàn Làm Cha Mẹ, có khá nhiều topic tranh luận về vấn đề này, các mẹ cũng đã tư vấn cho nhau xem bé 6 tháng tuổi đã ăn đường, muối được chưa? Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem muối và đường ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ dưới 1 tuổi nhé!



Muối.

- Dưới 1 tuổi, chức năng thân của con còn khá non nớt, do đó nên cho con ăn nhạt để thận không phải làm việc quá sức.
- Dưới 1 tuổi là khoảng thời gian con ăn dặm, trong các thức ăn hàng ngày của con cũng đã chứa 1 lượng muối như thịt, cá, trứng, rau,...
- Bé dưới 6 tháng tuổi cần < 1g muối/1 ngày, từ 6 đến 12 tháng cần 1g muối/1 ngày
- Nếu cho con ăn nhiều muối từ sớm sẽ tạo thói quen ăn nhiều muối khi con lớn lên, điều này không có lợi cho sức khỏe của con, con dễ mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch.

Đường.

- Đường chỉ có nhiều năng lượng chứ không có vitamin và chất khoáng.
- Bé ăn đường quá sớm sẽ khiến răng bị sâu khi răng chỉ vừa mới mọc.
- Khi bé đã ăn đồ ăn chứa nhiều đường sẽ làm cho bé cảm thấy ngang dạ, đầu bụng và không hợp tác khi ăn dặm.
- Đường là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Vì vậy bố mẹ hạn chế cho con ăn nhiều đồ ăn chứa đường, bánh kẹo ngọt,...

Nhiều người cho rằng người lớn ăn được thì trẻ con cũng ăn được. Nấu đồ ăn cho con không cho ít mắm, muối thì nhạt nhẽo làm sao con muốn ăn! Thực chất không phải như vậy, bởi từ khi sinh ra cho đến khi ăn dặm bé mới chỉ quen mùi vị của sữa (sữa mẹ hay sữa công thức), ăn dặm là giai đoạn bé làm quen với mùi vị của thức ăn. Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, nếu con đã được mẹ cho ăn nhạt thì con sẽ quen với vị ngọt nguyên thủy của thức ăn, nên mẹ hoàn toàn không cần sợ con cảm thấy nhạt nhẽo nên không chịu ăn.

Sau 1 tuổi, mẹ có thể làm quen với gia vị như mắm, muối. Tuy nhiên, mẹ lưu ý khi nêm đồ ăn cho con, vì nếu vừa miệng người lớn là rất mặn đối với bé. Hay khi chọn các loại bánh ăn dặm cho con trong độ tuổi này, mẹ cũng lưu ý chọn những loại có thành phần không chứa đường hoặc chỉ có cực kỳ ít đường.

Sức khỏe của con luôn được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Bố mẹ hãy tham khảo và cho con ăn những thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con, đừng áp đặt ý thích và cảm nhận của chính mình vào con nhé!

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

Thảo luận thêm tại:

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Có Cần Cho Con Sử Dụng Sữa Công Thức Khi Sữa Mẹ Chưa Về Không?

Với những mẹ bầu sắp sinh, hầu hết các mẹ đều chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở. Hành trang của các mẹ ngoài những thứ cơ bản như quần áo, tã, bỉm, khăn,... Chắc hẳn không thể thiếu một hộp sữa công thức.

Tâm lý của các mẹ là lo lắng sau khi sinh xong, sữa chưa về, không đủ sữa cho con bú, nhất là những mẹ sinh mổ thường chưa có sữa về ngay nên mẹ nào cũng chuẩn bị sẵn sữa công thức để cho ăn khi sữa mẹ chưa về. Vậy có cần cho con sử dụng sữa công thức khi sữa mẹ chưa về không? Nên dùng sữa gì cho trẻ sơ sinh khi sữa mẹ chưa về?



Có cần cho con sử dụng sữa công thức khi sữa mẹ chưa về không?

Những ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ có sữa non rỉ ra, số lượng không nhiều, đặc và sáng màu. Sau vài ngày lượng sữa của mẹ sẽ nhiều hơn, đó là sữa chuyển tiếp (các mẹ hay gọi là sữa về). Mặc dù sữa non không có nhiều, nhưng sữa non lại chứa nhiều kháng thể, hỗ trợ tiêu hóa, rất cần thiết cho bé sơ sinh. Vì thế, ngay sau khi sinh mẹ hãy cho con bú mẹ càng sớm càng tốt để con được tận hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá đó.

Đa số các mẹ sẽ thắc mắc rằng, sữa non ít như vậy sao con đủ no?
Câu trả lời là: Sữa non chỉ có khoảng 3ml-5ml. Nhưng sau khi chào đời ngày đầu tiên, dạ dày của con cũng chỉ có dung tích khoảng từ 5ml-6ml. Vì vậy, mẹ hãy yên tâm là con bú mẹ là đã đủ rồi.

Ngày hôm sau và những ngày sau nữa dạ dày của con đã giãn nở ra, lúc đó có thể sữa mẹ đã về và đủ cho con bú. Trong trường hợp sữa mẹ vẫn chưa về hoặc chưa đủ cho con bú thì khi đó mẹ có thể cho con sử dụng thêm sữa công thức.

Khi sữa mẹ chưa về nên cho con dùng loại sữa nào?


Có vô vàn các loại sữa cho trẻ mới chào đời, trong đó có một vài nhãn sữa phổ biến thường được các mẹ nhắc đến như: Nan, Similac, Morinaga, Physiolac,... Tuy nhiên các mẹ sẽ vẫn đắn đo xem loại nào phù hợp nhất?

Thành viên Mẹ Sóc thắc mắc: "E sắp sinh rồi nhưng chưa biết nên mua sữa gì cho bé mới sinh ạ? Sữa nào nhạt giống Sữa mẹmà đầy đủ dinh dưỡng ạ?

Câu hỏi của Mẹ Sóc được các mẹ tư vấn:

- Mẹ HoangThu_08 nói: "Mình dùng Nan nhạt giống sữa mẹ mn ạ."

- Mẹ vymy chia sẻ: "Bé nhà e cũng ko có sữa mẹ. E dùng Similac cho bé thấy ổn lắm ạ."
- Mẹ minhminh82 tư vấn: "Mình thấy Morigana của Nhật là ok đấy mn ạ, vì mình nghĩ châu Á nên dùng đồ châu Á thì sẽ hợp hơn vả lại người Nhật tính độ an toàn cho con người rất cao nên các mẹ dùng cứ yên tâm nhé."

Nhưng cũng có một số mẹ lại có ý kiến khác:

- Mẹ Ái Vân cho rằng sữa Similac khá ngọt: "Similac thì tốt, tăng cân cũng tốt nhưng nếu mẹ nào có ý định cho con bú mẹ mà dùng Similac thì nên suy nghĩ vì Similac nhiều dưỡng chất và ngọt hơn, nếu cho bé uống các loại sữa ngọt như vậy có một số bé sẽ tự nhiên bỏ bú mẹ."

- Hay thành viên hieupede cho rằng nên chờ sữa mẹ về: "Nên gắng chờ sữa về, cho con bú để kích thích sữa về nhanh hơn bạn ạ. Trong trường hợp ko thể chờ sữa đc thì cho con dùng sữa bột nhé, đừng dùng sữa non, các bác sĩ lúc tớ sinh dặn thế."

Thực chất sữa công thức các hàm lượng chất về cơ bản là giống nhau. Do đó, khi chọn sữa công thức cho bé mới sinh, các mẹ nên chọn loại sữa nhạt gần giống với sữa mẹ nhất, tránh việc sau khi sử dụng sữa công thức con sẽ không ti sữa mẹ. Ngoài ra, nên lưu ý chọn loại sữa hỗ trợ hệ tiêu hóa của con tối đa vì trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa rất non nớt.

Vậy việc đầu tiên sau khi sinh con là các mẹ cho con bú càng sớm càng tốt để con có thể nhận được dòng sữa non ít ỏi nhưng quý giá. Các mẹ cũng có thể gạt bỏ nỗi lo con đói trong ngày đầu tiên sau sinh. Những ngày tiếp theo nếu sữa chưa về kịp hoặc về chưa đủ, mẹ có thể cho con sử dụng sữa công thức tạm thời, sau khi sữa mẹ đã về và đủ mẹ hãy cho con được sử dụng sữa mẹ hoàn toàn nhé!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Tham khảo thêm tại:

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Khi Nào Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm?

Khi nào cho bé ăn dặm? Là một câu hỏi được khá nhiều ông bố bà mẹ đặt ra trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con.

Thời xưa, vì điều kiện còn khó khăn nên các bà, các mẹ đã cho con ăn dặm từ tháng thứ 2, tháng thứ 3. Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hơn, với nhiều nguồn thông tin khác nhau, các bà mẹ đã biết được rằng không nên cho con ăn dặm quá sớm. Tuy nhiên, với tâm lý sợ con đói, cảm giác như con đang đòi ăn,... Nên không ít bà mẹ đã cho con ăn dặm từ tháng thứ 3. Vậy khi nào cho bé bắt đầu ăn dặm?



Có nên cho con ăn dặm sớm không? Tại sao?
Câu trả lời: Không nên. Bởi các lý do:

- Bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

- Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, dạ dày chưa đầy đủ enzym khiến bé không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn, gây nên việc bé bị đầy bụng.

- Bé ăn dặm quá sớm có thể bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì bởi: Khi bé ăn dặm, đưa tinh bột vào cơ thể sẽ khiến bé no, bỏ bú mẹ, mà trong đồ ăn dặm không thể đầy đủ chất dinh dưỡng như sữa mẹ, điều này khiến bé bị suy dinh dưỡng. Hoặc cho bé ăn dặm quá sớm, bé chưa đủ nhận thức để từ chối thức ăn do mẹ đút, mẹ lại với tâm lý con ăn càng nhiều càng tốt, đồ ăn dặm chứa nhiều tinh bột, dẫn đến bé bị béo phì.

Thời điểm nào thích hợp cho con ăn dặm?

Khi bé được 5 tháng tuổi mẹ có thể cho con bắt đầu làm quen với một số loại thức ăn đơn giản với số lượng ít để con tập làm quen.

6 tháng tuổi là giai đoạn phù hợp nhất cho bé ăn dặm. Đây là thời điểm bé cần nhiều năng lượng hơn, do bé sử dụng khá nhiều năng lượng cho việc vận động như bò, ngồi,... Đây cũng là thời điểm thích hợp để bé tập nhai, đồng thời hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng cho việc nhận, tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn.

Những lưu ý khi cho con ăn dặm.

- Khi con mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho con ăn với một lượng nhỏ để con làm quen với mùi vị của thức ăn cũng như thử phản ứng của cơ thể con với loại thức ăn đó.
- Sau khi con ăn dặm được một thời gian, mẹ tăng dần lượng đồ ăn của con lên, lưu ý không tăng đột ngột khiến dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa của con phải làm việc thay đổi đột ngột.
- Cho con ăn theo nhu cầu, không ép con ăn quá nhiều, quá no.
- Không cho con bắt đầu ăn dặm quá muộn, vì khi đó con đã quen với vị của sữa mẹ, con sẽ không muốn làm quen với vị của loại thức ăn khác ngoài sữa.

Việc lựa chọn thời điểm phù hợp cho con ăn dặm khá quan trọng, bởi nếu cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không có lợi cho con, vất vả cho bố mẹ. Tuy nhiên, mẹ hãy quan sát con cũng như cơ thể của con để áp dụng thời gian ăn dặm của con một cách linh hoạt. Ngoài ra, vì với trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa vẫn là thức ăn chỉnh, vì vậy, mẹ không nên ép con ăn nhiều nếu con không muốn. Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn mới mẻ và cũng nhiều thử thách. Các mẹ hãy chia sẻ về giai đoạn ăn dặm của con mình đã, đang trải qua như thế nào nhé!

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

Thảo luận thêm tại:

Bé Dưới 1 Tuổi Đã Ăn Được Muối, Đường Chưa?

Bé dưới 1 tuổi đã ăn được muối, đường và mật ong chưa? Hẳn là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ. Cơ thể trẻ con vốn đã khá non nớt và nhạy cảm, thì những bé dưới 1 tuổi cơ thể càng non nớt hơn. Do đó, bố mẹ cần cho con sử dụng những đồ ăn, thức uống phù hợp, không ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Ngày nay, các bà mẹ đã khá thận trọng trong việc ăn uống của con. Ngay tại diễn đàn Làm Cha Mẹ, có khá nhiều topic tranh luận về vấn đề này, các mẹ cũng đã tư vấn cho nhau xem bé 6 tháng tuổi đã ăn đường, muối được chưa? Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem muối và đường ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ dưới 1 tuổi nhé!



Muối.

- Dưới 1 tuổi, chức năng thân của con còn khá non nớt, do đó nên cho con ăn nhạt để thận không phải làm việc quá sức.
- Dưới 1 tuổi là khoảng thời gian con ăn dặm, trong các thức ăn hàng ngày của con cũng đã chứa 1 lượng muối như thịt, cá, trứng, rau,...
- Bé dưới 6 tháng tuổi cần < 1g muối/1 ngày, từ 6 đến 12 tháng cần 1g muối/1 ngày
- Nếu cho con ăn nhiều muối từ sớm sẽ tạo thói quen ăn nhiều muối khi con lớn lên, điều này không có lợi cho sức khỏe của con, con dễ mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch.

Đường.

- Đường chỉ có nhiều năng lượng chứ không có vitamin và chất khoáng.
- Bé ăn đường quá sớm sẽ khiến răng bị sâu khi răng chỉ vừa mới mọc.
- Khi bé đã ăn đồ ăn chứa nhiều đường sẽ làm cho bé cảm thấy ngang dạ, đầu bụng và không hợp tác khi ăn dặm.
- Đường là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Vì vậy bố mẹ hạn chế cho con ăn nhiều đồ ăn chứa đường, bánh kẹo ngọt,...

Nhiều người cho rằng người lớn ăn được thì trẻ con cũng ăn được. Nấu đồ ăn cho con không cho ít mắm, muối thì nhạt nhẽo làm sao con muốn ăn! Thực chất không phải như vậy, bởi từ khi sinh ra cho đến khi ăn dặm bé mới chỉ quen mùi vị của sữa (sữa mẹ hay sữa công thức), ăn dặm là giai đoạn bé làm quen với mùi vị của thức ăn. Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, nếu con đã được mẹ cho ăn nhạt thì con sẽ quen với vị ngọt nguyên thủy của thức ăn, nên mẹ hoàn toàn không cần sợ con cảm thấy nhạt nhẽo nên không chịu ăn.

Sau 1 tuổi, mẹ có thể làm quen với gia vị như mắm, muối. Tuy nhiên, mẹ lưu ý khi nêm đồ ăn cho con, vì nếu vừa miệng người lớn là rất mặn đối với bé. Hay khi chọn các loại bánh ăn dặm cho con trong độ tuổi này, mẹ cũng lưu ý chọn những loại có thành phần không chứa đường hoặc chỉ có cực kỳ ít đường.

Sức khỏe của con luôn được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Bố mẹ hãy tham khảo và cho con ăn những thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con, đừng áp đặt ý thích và cảm nhận của chính mình vào con nhé!

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

Thảo luận thêm tại:

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Chất xơ là "chìa khòa" giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng..., chất xơ rất quan trọng với cơ thể con người. Song, hầu hết các bé hiện nay đều lười ăn rau, trái cây... nên không ít bà mẹ đau đầu trong việc bổ sung dưỡng chất này cho con.
Tuy không trực tiếp sinh năng lượng như chất đạm, chất bột và chất béo... song chất xơ vẫn rất cần thiết để tạo nên cơ thể khỏe mạnh. Ăn đủ chất xơ là điều kiện quan trọng giúp hệ tiêu hóa ổn định, chống táo bón. Đồng thời, dưỡng chất này còn góp phần tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng. Về lâu dài, bổ sung chất xơ đầy đủ còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và một số loại ung thư.

Hầu hết các bà mẹ hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của chất xơ đối với cơ thể trẻ. Song rất nhiều trẻ sợ ăn rau, ghét hoa quả nên việc bổ sung đủ dưỡng chất này cho các bé không đơn giản.

"Tham" chất dinh dưỡng nên khi mua thực phẩm bổ sung cho con như sữa công thức, bột ăn dặm, bánh ăn dặm..., nhiều bà mẹ chọn những loại có hàm lượng đạm, béo cao mà quên mất vai trò quan trọng của chất xơ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng nói chung và thừa đạm - thiếu chất xơ nói riêng sẽ khiến cơ thể bé bị nóng, sinh ra táo bón và khó hấp thụ hết dưỡng chất. Như vậy, dù được ăn nhiều chất đạm, bé cũng khó tiêu hóa để cao lớn, khỏe mạnh.


Lời khuyên dành cho các mẹ : Inulin chất xơ thiên nhiên quý giá cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ

[​IMG] 


Theo các nghiên cứu khoa học, Inulin là chất xơ thiên nhiên hòa tan trong nước, là 1 loại Prebiotic nguồn thức ăn cho probiotic ( vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột vật chủ ), có nhiều trong hành, tỏi, ác-ti-sô, chuối, đặc biệt trong rễ rau diếp xoăn, là một trong các Prebiotics được các nhà dinh dưỡng dùng nhiều nhất cho bé, không bị tiêu hóa vì trong dạ dày và ruột non không có enzym thủy phân chất này.

Khi được đưa vào cơ thể, toàn bộ lượng Inulin này sẽ được đưa xuống ruột già. Tại đây, Inulin bắt đầu công việc của mình:
- Trở thành thức ăn ưa thích của các loại lợi khuẩn đường ruột để chúng phát triển và nhân lên. Các loại lợi khuẩn này sẽ làm công việc phân hủy chất thải, làm mềm phân, tăng nhu động ruột giúp việc đại tiện dễ dàng và khắc phục được triệu chứng táo bón.

- Tham gia vào quá trình thải loại các gốc tự do, các chất độc hại trong thực phẩm ra khỏi cơ thể, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong ruột già như E.coli, Clostridia, Veillonellae, Candida. Vì vậy, loại chất xơ này còn giúp phòng chống bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, tái tạo lông nhung ruột và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

- Kích thích khả năng hoạt động của ruột già, làm tăng tần xuất bài tiết, giúp làm phân mềm, xốp và tăng khối lượng phân, nhuận tràng làm phân tống ra ngoài dễ dàng hơn, tăng khả năng tiêu hóa, phục hồi chức năng tiêu hóa của cơ thể, lấy lại phản xạ đại tiện cho trẻ, phòng ngừa táo bón kéo dài.

- Tăng hấp thu các loại muối khoáng như Canxi, Mg cần thiết cho cơ thể và giúp tổng hợp các vitamin nhóm B, chống còi xương.


Nhu cầu chất xơ của trẻ mỗi ngày được tính theo công thức: 5g + tuổi của bé.
Theo đó, trẻ 5 tuổi cần 10g mỗi ngày, trẻ 8 tuổi cần 13g mỗi ngày

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Cho Con Ăn Phomai Sao Cho Đúng?

Phomai có nguồn gốc từ sữa, nó chứa nhiều protein, canxi, kẽm, phốtpho, magie, vitamin A, B2, B12. Không những vậy, mùi vị của phomai khá thơm ngon nên được các con yêu thích.

Ngày nay, phomai không còn lạ lẫm với các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Nhất là những bé đang trong độ tuổi ăn dặm thì việc cho con ăn phomai là việc làm dường như không thể thiếu của các mẹ. Tuy nhiên, hẳn các mẹ sẽ không khỏi lăn tăn câu hỏi: Cho con ăn phomai sao cho đúng? Bao giờ con ăn được phomai?



Khi nào con có thể bắt đầu ăn phomai?

Khi con sang tháng thứ 6, bước vào giai đoạn ăn dặm, ngoài các thức ăn chính thì phomai cũng đã được các mẹ đưa vào thực đơn của con. Thông thường, các mẹ sẽ sử dụng phomai trộn vào đồ ăn dặm cho con như cháo, súp,... Hoặc với các bé lớn hơn thì con có thể cầm cả miếng phomai để ăn.

Việc cho con sử dụng phomai ngay từ khi bắt đầu ăn dặm (6 tháng tuổi) là khá phổ biến. Tuy nhiên, để an toàn, mẹ nên cho con sử dụng phomai sau 8 tháng tuổi.

Có những loại phomai nào?


- Phomai tươi: Loại có hạn sử dụng chỉ vài ngày.
- Phomai thường: Loại được đóng gói thành nhiều miếng/viên hình thù khác nhau, hạn sử dụng lâu hơn phomai tươi. Đây là loại phomai khá phổ biến với các mẹ Việt.

Thêm phomai vào đồ ăn như thế nào?


Với phomai các mẹ có thể trộn chung vào đồ ăn dặm của con (món ăn chín, tắt bếp, để nguội 1 chút rồi cho phomai vào) hoặc cho con ăn trực tiếp nếu bé có kỹ năng nhai, nuốt khá tốt. Nhưng các mẹ lưu ý trong phomai có khá nhiều chất béo, do đó các mẹ điều chỉnh lượng dâu/mỡ cho vào đồ ăn dặm của con sao cho cân bằng với lượng phomai.

Những lưu ý khi cho con ăn phomai?


- Phomai có nguồn gốc từ sữa, nếu bé bị dị ứng sữa, mẹ có thể chọn phomai là phương pháp thay thế bổ sung vào thực đơn của con.
- Phomai chứa nhiều chất béo và đạm. Do đó, khi cho con ăn kèm phomai, mẹ nên lưu ý tới lượng thịt, cá, dầu, mỡ,... Tránh tình trạng thừa cả đạm và chất béo.
- Không chỉ phụ thuộc vào phomai với mục đích cung cấp thật nhiều canxi cho con. Bởi ngoài phomai, mẹ hoàn toàn có thể cho con bổ sung canxi bằng các loại thức ăn như: Tôm, cua,...
- Phomai chứa nhiều chất dinh dưỡng, do đó không nên cho con ăn phomai trước bữa ăn chính hay trước khi đi ngủ. Bởi như thế hoặc sẽ làm trẻ no bụng không muốn ăn bữa chính, hoặc sẽ làm trẻ khó tiêu và đậy bụng gây khó ngủ.
- Có một số bé bị dị ứng với cả phomai. Khi con bị dị ứng mẹ không nên cố cho con ăn bằng mọi cách.

Ngoài những vấn đề kể trên, các mẹ cũng hết sức cẩn trọng khi mua phomai cho con. Cần mua sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như hạn sử dụng. Và không quên đừng lạm dụng phomai, ép con ăn khi con không thích vì cho rằng nó cung cấp nhiều chất dinh dương, canxi,... Hãy để con được ăn những gì con thích và bổ sung các loại thực phẩm đa đạng khác.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thảo luận thêm tại: