Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Tại Sao Trẻ Nói Dối

“Mẹ ơi mẹ, bố thỉnh thoảng mặc áo chip của mẹ đấy!”

“Thật hả? Khi nào vậy con?”

“Khi mẹ ngủ í”.

Những câu chuyện tương tự như vậy bạn có thể phải nghe khi con bạn 4 tuổi. Nói dối để tránh bị trừng phạt là điều dễ hiểu. Trẻ 4 tuổi có thể trường xuyên nói dối, nhưng bé không bào giờ thừa nhận những câu chuyện bé kể là không có thật.

Các chuyên gia cho rằng Không có gì sai khi bé kể những câu chuyện không có thật. Bởi, trẻ nhỏ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa những câu chuyện có thật và những chuyện tưởng tượng.

Trên thực tế, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có chỉ số IQ cao thường có xu hướng bịa chuyện. Những đứa trẻ thường bịa chuyện ở giai đoạn này là những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt khi trưởng thành.

Tất nhiên, không phải câu chuyện tưởng tượng nào của trẻ cũng khiến bạn cười được, và bạn muốn con bạn là 1 người trung thực. Biết về ccacs câu chuyện kể bịa và tại sao trẻ bịa chuyện như vậy ở từng độ tuổi sẽ giúp bạn hướng dẫn trẻ trở thành người trung thực.

[​IMG]

Trẻ 1-2 tuổi: Những câu chuyện bịa đầu tiên

Nếu một trong hai đứa trẻ sinh đôi làm bẩn tã, khi bố mẹ hỏi đứa nào làm bẩn tã, chúng sẽ ngay lập tức đổ lỗi cho đứa còn lại. Bọn trẻ không muốn bị làm phiền khi thay tã, nên chúng sẽ nói dối.

Những câu chuyện bịa để có lợi cho bản thân sẽ là những câu chuyện mà bọn trẻ sẽ thử. Bạn có thể thấy những đứa trẻ dưới 3 tuổi, thậm chí là dưới 2 tuổi, bịa những chuyện đơn giản để chối việc chúng đã làm hoặc để nhận được một thứ gì đó chúng muôn.

Bạn không cần phải phạt trẻ ở độ tuổi này khi trẻ nói dối, bởi trẻ không biết làm như vậy là sai. Nếu một đứa trẻ 2 tuổi giật đuôi mèo và ngay sau đó nó đổ vấy cho bạn nó, bạn chỉ cần nói đơn giản “Làm thế con mèo sẽ đau”. Bạn cũng không cần đôi co để bắt trẻ nhận lỗi chính nó là đứa giật đuôi mèo chứ không phải người khác. Tốt hơn, bạn nên tránh tình huống căng thẳng. Nếu chẳng may bé làm vỡ lọ hoa, thay vì hỏi “Con làm vỡ lọ hoa đấy à?” thì bạn có thể nói “Nhìn này, cái lọ hoa vỡ rồi”. Nếu bạn giận dữ kết tội bé, bé sẽ nói dối.

Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Những hư cấu vĩ đại.

Trẻ ở độ tuổi này có những người bạn tưởng tượng, bé có thể có đến 8 chị gái với 8 cái tên và 8 ngày sinh nhật khác nhau. Những “người chị” này làm những việc mà Lucy không thể làm, như ngày nào cũng mặc váy màu hồng. Những câu chuyện tưởng tượng của bé đôi khi chỉ là trò chơi tưởng tượng, nhưng đôi khi thể hiện mong muốn của trẻ. Và trẻ thường khẳng định thế giới tưởng tượng của trẻ là có thật. Khi trẻ khẳng định điều đó, không có nghĩa là trẻ nói dối.

Nếu câu chuyện của trẻ gây ra phiền toái cho bạn, điều quan trọng là bạn cần suy nghĩ theo hướng tích cực. Nếu con bạn thấy vui vẻ và có mối quan hệ tốt với một thành viên trong gia đình, bạn sẽ không có gì phải lo lắng về những câu chuyện hư cấu của trẻ. Những thứ có vẻ như kỳ dị/lạ lùng đối với người lớn thì lại là những thứ đơn giản theo cách suy nghĩ của trẻ con. Ví dụ, khi bé hiểu rằng ông/bà của mình mất trước khi trẻ sinh ra, thì “những người chị tưởng tượng” của bé cũng đột nhiên chết giống như vừa mới gặp một dịch bệnh.

Trẻ ở lứa tuổi đến trường: Trẻ có lý do khi nói dối

Shea 8 tuổi và em trai Jack 6 tuổi bị nghi ngờ lấy trộm chiếc vòng tay của em gái mới sinh. Mẹ của 2 cậu bé la mắng và dụ dỗ các cậu thừa nhận cũng như dọa cắt đặc quyền của các cậu cho tới khi nào các cậu thừa nhận ai đã lấy trộm đồ. Vài phút sau, Jack thừa nhận. Nhưng khi mẹ cậu hỏi cụ thể, thì cậu bắt đầu hoảng sợ. Cuối cùng, cậu thú thật “Con không làm gì cả. Con chỉ muốn mẹ không truy hỏi nữa thôi”. Lúc đó, Shea bắt đầu òa khóc.

Hành vi nhận thay tội cho anh trai của Jack cho thấy Jack trải qua mốc phát triển quan trọng: Biết nói dối “có lợi cho người khác” – nói dối để mang lại lợi ích cho người khác hoặc để tránh làm tổn thương người khác. Đó là sự phát triển về nhận thức xã hội và sự nhạy cảm.

Shea không thừa nhận mình lấy đồ là bởi vì trẻ sợ bạn thấy vọng hoặc cha mẹ trừng phạt chúng, đó là lý do có thể tha thứ, hoặc cũng có thể trẻ nói dối bởi vì trẻ bị ép làm những thứ vượt ngoài khả năng của mình. Ví dụ, nếu trẻ ghét môn Toán nên có thể trẻ sẽ khăng khăng nói rằng mình không có bài tập về nhà. Trước khi phạt trẻ vì tội nói dối, bạn nên tìm hiểu xem tại sao trẻ nói dối và cho trẻ có cơ hội giải thích.

Trẻ lớn hơn: trưởng thành và sự trung thực

Khoảng 9 tuổi, trẻ bắt đầu biết phân biệt sự khác nhau giữa nói thật và nói dối, nhưng đôi khi trẻ chưa phân biệt được ranh giới rõ ràng.

Trẻ thường có xu hướng giấu những chi tiết liên quan đến cuocj sống của trẻ. Không có gì ngạc nhiên khi một đứa bé ở lứa tuổi này có thể giữ kín một chuyện trong vòng một hoặc hai năm mà không chia sẻ với bạn. Điều đó không có nghĩa là trẻ gian dối hay trẻ làm sai. Mà thực tế, điều đó chứng tỏ con bạn đang trưởng thành. Những đứa trẻ 13 – 14 tuổi mà nói với bố mẹ mọi thứ thì chưa trưởng thành.

Tất nhiên, khi con bạn đạt sự độc lập hơn, trẻ có thể tận dụng lợi thế nhanh hơn. Một cậu bé 9 tuổi đề nghị mẹ cậu không tiếp tục nhắc nhở cậu tập viết hàng ngày, mẹ cậu đồng ý và để con tự chịu trách nhiệm. Trong suốt cả tháng trời, mẹ cậu không nhắc cậu ấy tập viết và cậu ấy thề thốt với mẹ rằng cậu ấy tập viết hàng ngày. Nhưng khi mẹ cậu kiểm tra vở thì thấy không có gì, hoàn toàn trắng trơn. Cậu ấy đã nói dối mẹ suốt cả tháng trời.

Ở độ tuổi này, trẻ nói dối khi làm bài tập về nhà, làm việc nhà hoặc đánh răng không phải là vấn đề bất thường. Phản ứng tốt mà bạn nên làm là nói với con rằng bạn không hài lòng về điều đó. Nhưng nếu trẻ thường xuyên nói dối, trẻ cần được trợ giúp. Trẻ sẽ nói dối khi trẻ lo lắng và cảm thấy mình không thể kiểm soát được tình hình. Điều đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị căng thẳng.

Vậy làm thế nào để trẻ trung thực? Bạn hãy là tấm gương tốt cho con noi theo (bạn đừng bớt tuổi của đứa bé đi để được mua vé với giá rẻ hơn) và nói chuyện với con bạn về việc nói dối sẽ phá hủy niềm tin cũng như mối quan hệ. Nhắc nhở trẻ rằng không có thứ gì mà đạt được một cách nhanh chóng và dễ dàng, hoặc không lời nói dối nào có thể được giấu mãi.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Chọn Sách Cho Con Như Thế Nào?

Bạn nên khuyến khích trẻ ham đọc sách ngay trong năm đầu tiên. Khi bạn đọc sách cho con nghe, bạn đã dành hoàn toàn thời gian cho con, đây là điều bé thích.

Đọc sách cho các em bé nghe cũng là cách tuyệt vời để bé phát triển ngôn ngữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ từ 18 – 25 tháng tuổi có cha mẹ thường đọc sách trong vòng 1 năm có thể nói và hiểu nhiều từ hơn những trẻ mà cha mẹ không đọc sách. Khó chứng minh việc đọc sách cho trẻ nghe có lợi lâu lâu dài về sau này không, nhưng nhiều cha mẹ tin rằng cho trẻ tìm hiểu sách sẽ tạo ra sự khác biệt lâu dài, cả về mặt ngôn ngữ của trẻ và khả năng trẻ tập đọc của trẻ.

[​IMG]

Dưới đây là một số gợi ý để đọc sách phù hợp với từng lứa tuổi

Từ 0 – 12 tháng tuổi

Từ 0 – 6 tháng tuổi: Thị giác của bé đang phát triển, bạn nên chọn những cuốn sách có tranh minh họa màu sắc, độ tương phản cao. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm những cuốn sách có tính tương tác như rối tay, có gương,… thay vì sách truyền thống. Nếu muốn, bạn cũng có thể đọc sách hoặc tạp chí của bạn cho con nghe. Tuổi này, bé chưa cần hiểu nghĩa của từ. Với bé, đơn giản là bé được nghe giọng nói của bạn và được bạn ôm ấp, vỗ về.

7-12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bé bắt đầu hiểu được một số từ. Những từ ý nghĩa với bé là “mạ”, “bà”, “ba”, tên gọi của đồ vật và con vật như “sữa”, “bình”, “chó”, “mèo”.

Những cuốn sách phù hợp với bé ở tuổi này là cuốn mỗi trang có một hình ảnh kèm theo tên gọi của chúng. Khi nghe bạn gọi tên những thứ mà bé biết trong sách, bé sẽ hiểu rằng những hình minh họa trong tranh là những thứ có thật. Bạn nên tập trung vào những bức tranh mà bé thích. Và đọc sách thật diễn cảm qua cử chỉ, lời nói, nét mặt. Đọc sách cho bé nghe thật diễn cảm qua lời nói, cử chỉ, khuôn mặt. Bạn nên đặt bé dựa lưng vào người bạn. Điều này giúp bé học cách chờ đến lượt và dạy trẻ biết tập trung vào những thứ tương tự như người khác. 

Lứa tuổi này bạn có thể kiếm các cuốn sách nhựa hoặc sách vải cho bé.

13 – 18 tháng tuổi: Bây giờ, bạn có thể bắt đầu chọn cho bé những cuốn sách có 1 – 2 câu ngắn trên mỗi trang. Bạn càng tỏ ra ngốc ngếch trong khi diễn tả lại nội dung cuốn sách càng tốt. Ví dụ, nếu bạn đọc sách về loài vật, bạn có thể giả tiếng kêu của những con vật đó. Con bạn sẽ rất thích điều đó. Sớm hay muộn, bé cũng sẽ bập bẹ bắt chước bạn.

Bạn có thể khuyến khích con tham gia vào câu chuyện bằng cách đặt ra các câu hỏi như “Con chó kêu thế nào?” hoặc “Con có nhìn thấy con mèo không?” Bạn có thể yêu cầu bé chỉ ra những thứ thực tế tương tự như trong hình minh họa (Mũi của con đâu?”). Ở lứa tuổi này, bạn có thể chỉ ra nhiều bức tranh mà con bạn không thể tham gia mỗi ngày. Ngoài ra, từ 15 – 18 tháng, con bạn cũng có thể trả lời từng từ một, do đó, bạn để cho bé có cơ hội trả lời. Ví dụ như bạn có thể hỏi bé “Cái gì đây?”. Nếu bé trả lời “Ô tô”, bạn có thể giúp bé nâng cao vốn từ vựng bằng cách diễn đạt thêm như “Đúng rồi, đây là ô tô màu xanh lá cây”.

19 – 24 tháng: Nhiều bé bắt đầu coi việc đọc sách cố định hàng ngày như một thói quen để bé cảm thấy được an toàn. Đọc những quyển sách tương tự vào mỗi giờ nhất định hàng ngày. Điều này giải thích tại sao khi khoảng 18 tháng, bé có thể yêu cầu đọc đi đọc lại một cuốn sách – và giải thích tại sao bé không thể bạn thay đổi cách đọc dù chỉ 1 từ trong cuốn đó. Tuy nghiên, sự lặp đi lặp lại như vậy có ích cho bé, đó là giúp bé biết và nhớ được các từ mới.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Con Làm Vỡ Gương, Cách Bà Mẹ Này Xử Lí Khiến Ai Cũng Ngưỡng Mộ

Nếu con làm vỡ gương, liệu bạn sẽ nổi xung thiên, la hét hay trừng phạt đứa trẻ? Cách bà mẹ sau xử lí đã khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Một ngày tháng 10/2015, Kathleen Fleming - bà mẹ đơn thân sống cùng con trai tại Asheville, North Carolina - gần như đứng tim khi cậu con trai làm vỡ tấm kính treo tường khá lớn. Và cách mà cô giải quyết tình huống đã khiến nhiều bà mẹ trên thế giới phải ngưỡng mộ và xúc động.

"Đây là hành lang nhà tôi vào ngày thứ Tư.
Vỡ vụn. Sắc nhọn. Không thể tin được!
Là "tác phẩm" của con trai tôi.
Đôi khi... mà không, thường xuyên là những thứ đã vỡ sẽ không thể sửa chữa được. Và nó sẽ khiến bạn như muốn... tắt thở.

Tôi gần như nín thở khi con trai xông vào phòng tắm. Nó thất vọng, tức giận vì những điều gì đó rất có ý nghĩa với nó. Và khi nó đóng sầm cửa phòng tắm lại, chiếc gương lớn được gắn phía trước đã tuột khỏi chốt giữ, rơi xuống sàn nhà. Một triệu mảnh gương vỡ đã phản chiếu ánh sáng rực rỡ của buổi chiều hôm ấy.

Tôi im lặng. Kiểm tra tình hình và hít một hơi thật sâu, tôi đưa con chó ra ngoài, cho con mèo xuống tầng hầm để chúng không bị đứt chân.

Tôi ra sân sau và cảm nhận được những giọt nước mắt nóng hổi đang lăn dài trên má. Trong những trường hợp thế này, là một bà mẹ đơn thân, bạn sẽ có nhiều cảm giác khó tả. Tôi cảm thấy sợ hãi và thất vọng. Chuyện này đã xảy ra ư? Vâng, đó là sự thật.

Và khi đứng đây một mình suy nghĩ liệu đây có phải là dấu hiệu của việc con đang thay đổi tính cách hay không, tôi nghe thấy tiếng con khóc từ cửa sổ trên đầu mình, tiếng khóc phát ra từ phòng tắm.

Con đang tổn thương. Đó không phải là những gì con mong muốn. Này sự giận dữ, tôi không nhớ đã mời bạn đến nhà mình.
Kinh hoàng...
Khiếp sợ...
Hổ thẹn...
Lo lắng...
Sợ hãi...

[​IMG]
Những mảnh vỡ do con trai Kathleen Fleming gây ra. 

Hít thở sâu, người mẹ chiến binh, hít thở sâu... Chuyện nhỏ nhặt, tâm hồn mỏng manh đó đang cần bạn ngay lúc này. Con đang cần những gì tốt nhất của bạn: sự bao dung tuyệt vời của bạn, sự dịu dàng và tình yêu thương vững chãi của một người mẹ. Hãy hít một hơi thật sâu nữa. Cố gắng nào bà mẹ.

Đi, đi ngay! Đến ngay cửa trước, nhón chân qua những mảnh gương vỡ, hãy cho con biết bạn đang tới. Nhìn qua cánh cửa phòng tắm bạn sẽ thấy gương mặt mà bạn yêu nhất thế giới đang tràn ngập sự sợ hãi, giàn giụa nước mắt. Giọng thằng bé thỏ thẻ: "Mẹ, con sẽ không bao giờ làm như vậy nữa. Con xin lỗi mẹ". Rồi nó lại khóc... rất nhiều... sự không lo lắng hiện rõ trên gương mặt bé bỏng ấy.

Tiến tới nào bà mẹ, ôm lấy con, tiến tới nào, ôm con vào lòng. Phải rồi, bạn cũng đang khóc. Chết tiệt, lớn chuyện rồi. Ôm con thật chặt, hãy xem con nhanh chóng co rúm người trong vòng tay bạn kìa. Hãy xem con háo hức chờ nhận tình yêu thương từ bạn, chờ đợi sự trấn an từ bạn. Xem con nhỏ bé như thế nào kìa, tâm hồn con mỏng manh như thế đấy.

"Mẹ yêu con. Con an toàn rồi, mẹ đang ở đây. Điều tồi tệ nhất đã qua rồi. Mẹ đã bên cạnh con. Mẹ đây. Mẹ yêu con", hãy nói với con những điều này nào bà mẹ. Hãy nói với con về sự tức giận, nói ngay bây giờ. Sự tức giận là một cảm giác thực sự mạnh mẽ, bạn có quyền. Nó có thể gột sạch tội lỗi, nó cũng có thể phá hủy mọi thứ. Con trai đã gật đầu, con đã cảm nhận được. Con đã gặp được sự tức giận rồi.

"Có một cách tốt hơn để thể hiện cảm giác của con. Chúng ta sẽ giải quyết chúng vào ngày mai. Và giờ thì mẹ ở đây để giúp con. Con an toàn rồi. Con sẽ không bao giờ một mình trong sự tức giận của mẹ. Mẹ ở đây, chúng ta ở đây cùng nhau. Giờ thì sẽ cùng dọn dẹp đống hỗn độn này nhé".
Và chúng tôi bắt đầu dọn dẹp những mảnh vỡ. Quét và hút bụi. Yên lặng, cẩn thận và kĩ càng.
Đôi khi vài thứ tự vỡ, đôi khi chúng ta làm vỡ nó. Lí do và việc nó vỡ như thế nào không phải là vấn đề. Quan trọng là bạn chọn cách để phản hồi với những thứ vỡ vụn đó. Nó có giết chúng ta không? Hay nó sẽ ném chúng ta vào vòng xoáy của sự đổ lỗi và trừng phạt?

Điều đó có giúp ta nhớ để yêu thương một cách sâu sắc? Điều đó có mang ta chạm đến lòng trắc ẩn hơn là phán xét đúng sai trong tình yêu thương?
Phải, đó là tình yêu thương. Cố lên nào bà mẹ".

Bạn thấy đấy, đôi khi chúng ta sẽ có lúc cáu giận, sai lầm trong việc dạy dỗ một đứa trẻ. Nhưng điều cần thiết là tình yêu thương và sự tha thứ.

4 Điều Cần Lưu Ý Trong Cách Nuôi Dạy Con Ngoan Theo Kiểu Của Người Nhật.

4 Điều cần lưu ý trong cách nuôi dạy con ngoan theo kiểu của người Nhật. Hiện nay các mẹ thường truyền tai nhau về phương pháp nuôi dạy con ngoan của người Nhật. Với phương pháp này đã được rất nhiều các mẹ áp dụng cho bé yêu của mình. Vậy khi áp dụng cách nuôi dạy con ngoan của người Nhật các mẹ cần lưu ý điều gì để mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy cùng truyenky.vn tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con cái một cách hoàn hảo nhất nhé!

[​IMG]

1. Khen thưởng con đúng cách
Chị Thùy Trang (30 tuổi, HCM) chia sẻ: “ Khi mới tập cho bé nhà mình đi bô, mỗi lần con đi bô đúng chỗ, mình sẽ thưởng cho con 1 viên kẹo. Dần dần nhà hết kẹo, lười đi mua nên mình thưởng cho bé một viên kẹo tưởng tưởng. Thật không ngờ, ngay sau lần đó, bé “đáp lễ” mình với một lần đi bô tưởng tượng. Hết nói nổi con bé luôn.”

Theo các nhà tâm lý học, hành động khen thưởng mỗi khi bé làm một việc gì đúng chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn đưa phần thưởng để con làm theo ý mình. Vậy khi hết thưởng, bé sẽ lại “đình công”. Người lớn đi làm cũng vậy. Liệu bạn có còn tiếp tục công việc nếu không còn lương?

Không giống như hành động “hối lộ” ngắn hạn để bé không ồn ào trên xe, hành động khen thưởng dài hạn để bé làm một điều gì đó, đôi khi sẽ dập tắt sự đam mê vốn có của con. Chẳng hạn, khi tập cho bé đi xe đạp, bạn nên hướng con đến niềm vui khi đi xe, những kỹ năng bé có thể học được thay vì sự vui thích phần thưởng mang lại.

2. Nói chuyện nghiêm túc
Bạn nghĩ bé còn quá nhỏ cho một buối nói chuyện nghiêm túc? Có thể bạn đang lầm rồi đấy! Thay vì bắt con phải im lặng và cư xử lịch thiệp khi ăn ngoài, bạn nên nói với bé vì sao phải làm như vậy. Thử đặt mình vào vị trí của bé và nói về tầm quan trọng của vấn đề một cách nghiêm túc.

3. Khuyến khích con làm việc
Có một sự thật mà rất ít mẹ nhận thấy: Trẻ em rất hào hứng với những công việc nhà. Bé có thể rất thích thú việc gấp quần áo, sắp xếp đồ vật trong nhà… nhưng chính sự cầu kỳ và yêu cầu hoàn hảo của ba mẹ làm bé mất dần hứng thú.

Thay vì chỉ ra những lỗi sai của con, mẹ nên khen ngợi nỗ lực của bé. Đối với những việc con không thích, mẹ có thể “biến tấu” để chúng thú vị hơn. Chẳng hạn, mẹ có thể dùng con rối để yêu cầu bé tự dọn sạch đồ chơi của mình hay thi với bé xem ai ngủ sớm hơn. Bạn cũng có thể đưa những lựa chọn cho bé như đánh răng trước hay tắm trước. Trẻ em sẽ thích hơn khi nghĩ rằng những việc bé làm là sự lựa chọn của bé, không phải là nhiệm vụ.

4. Nhìn nhận đúng khả năng của con
Thay vì ép một đứa trẻ 5 tuổi làm tính cộng trừ nhân chia 2 con số, bạn chỉ nên hài lòng với việc con tự viết được tên mình một cách thẳng hàng. Hoặc như ép con học piano trong khi bé chỉ thích chơi cầu lông có pảhi điều tốt nhất cho con? Khen thưởng và hình phạt không phải là cách thích hợp để con làm những thứ bé không thích.

Hy vọng với 4 Điều cần lưu ý trong cách nuôi dạy con ngoan theo kiểu của người Nhật trên đây các bậc cha mẹ đã có thêm kinh nghiệm cách dạy con mới cho riêng mình thật hiệu quả khoa học. Dạy con từ thuở còn thơ vì vậy cần phải có những biện pháp áp dụng cho con ngay từ giai đoạn đầu phát triển.

3 Điều Đơn Giản Giúp Con Càng Ngày Càng Thông Minh

Đừng bỏ qua 3 điều đơn giản sau giúp con thông minh, thành đạt

Bố mẹ cứ luôn nghĩ để dạy con thông minh phải là điều gì to tát và mất nhiều thời gian, công sức lắm. Nhưng chỉ cần thực hiện 3 điều đơn giản sau là có thể cho con một nền tảng vững chắc để phát triển trí thông minh vượt trội sau này.

Khuyến khích, động viên tinh thần con

Cũng giống như người lớn, sự chê bai, khiển tránh không có tác dụng giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn, trái lại còn khiến trẻ mang tâm lý đè nặng, tự ti về bản thân mình. 

Những lời khuyến khích, động viên, khen ngợi vừa phải, đúng lúc và đúng chỗ sẽ là chất xúc tác tuyệt vời để con tự tin và thỏa sức sáng tạo. Khi con làm chưa tốt, thay vì nổi giận và chê bai con, hãy từ tốn nhẹ nhàng khen ngợi những điểm tốt của con trước, rồi mới nói ý kiến đóng góp của bố mẹ.

Nói chung bố mẹ nên có thái độ tích cực với mọi hành vi của trẻ. Việc quát mắng không giúp ích gì, chỉ gây ấn tượng xấu trong trẻ và làm không khí gia đình thêm căng thẳng, bí bách.

[​IMG]

Kích thích khả năng tự suy nghĩ của con

Khi con hỏi hay thắc mắc về một vấn đề gì, đừng vội trả lời con ngay. Mà hãy giải thích thêm để con hiểu và tự đưa ra đáp án. Đây cũng là mẹo rất hay giúp con tự lập, không ỷ lại vào người khác.

Đồng hành cùng con

Nếu bố mẹ vẫn để con tự chơi một mình với đống đồ chơi vô tri vô giác, hay những chiếc điện thoại, máy tính bảng đắt tiền, thì hãy thay đổi thói quen có hại này. Việc chơi cùng con không chỉ giúp thắt chặt tình cảm giữa bố mẹ và con cái, mà còn mang đến những trải nghiệm, cảm xúc tuyệt vời. 

Khi được chơi cùng bố mẹ, trẻ được phát triển kỹ năng giao tiếp, đóng góp một lần vào sự phát triển trí tuệ chung của trẻ. Hãy nhớ chia sẻ với con mọi hoạt động, sở thích bố mẹ nhé.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Muốn Trẻ Ăn Ngoan, Đừng Bao Giờ Nói "con Ăn Đi"

Làm cho đứa trẻ hiểu ăn là một đặc ân cho ai đó thì nó sẽ không thèm ăn để thể hiện quyền lực của mình.

Chị Catherine Yến Phạm là một bà mẹ hai con hiện đang sống tại Tp.HCM đồng thời cũng đảm nhiệm chức vụ chuyên gia dạy chương trình Reggio Emilia của Ý tại một trung tâm do chính chị sáng lập. Với niềm đam mê với giáo dục trẻ em, chị thường xuyên có những bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con vô cùng hữu ích.

Bài viết dưới đây là một trong những chia sẻ mới nhất của chị Catherine Yến Phạm về sai lầm của nhiều cha mẹ trong việc cố tính thúc ép con ăn, nhận được sự ủng hộ của hàng nghìn bà mẹ trẻ.

Nếu bạn đang có trong đầu cái ý tưởng: Ăn đi con ! Và luôn suy nghĩ làm sao cho con ăn... thêm tí nữa vì sợ nó đói thì tốt nhất bạn nên thay đổi.

Vì sao?

Ăn là một món quà

Tức là nếu không ăn thì đói, mà đói thì gối phải bò, tức là từ bé đứa trẻ đã phải học tìm kiếm thức ăn. Không phải như vây sao khi con vừa sinh ra con đã quầy quậy tìm ti mẹ. Vậy mà khi con cần tự ăn mẹ và bà luôn cố gắng nhét thức ăn vào miệng con? Làm cho đứa trẻ nó hiểu nó ăn là một đặc ân cho ai đó. Thì lúc đó nó không thèm ăn để thể hiện quyền lực của mình.

Con còn có khả năng tự ăn từ khi biết sử dụng bàn tay. Không có lý do gì phải đút con ăn cả. Vậy nếu không ăn thì sao? Thưa quý vị, không ăn có nghĩa là không đói, vậy thôi! Cơ thể trẻ không được thiết kế để ăn một lượng thức ăn như bạn mong muốn.Cơ thể trẻ thiết kế để ăn đủ nhu cầu. Đừng cho uống sữa thay cơm , đừng cho ăn ngọt thay cơm. Trẻ chỉ cần đủ năng lượng là có thể không ăn, nhất là độ tuổi từ 15 tháng đến 5 tuổi. 

Trẻ em không được thiết kế để tự bỏ đói đến chết!

Nó ăn ít không có nghĩa là đói! Con có thể ăn nhiều bữa hoặc hiểu rằng một ngày chỉ có 3 bữa. Không ăn sẽ đói! Vậy thì tóm lại là bạn không cần hỗ trợ con ăn, chỉ cần cho con không gian ăn chung với gia đình để con bắt chước ăn, tâm lý thoải mái khi ăn, không bị ép buộc và thời gian đủ để con ăn. Vậy là xong. Không năn nỉ, không chơi trò chơi, không ép ăn, không khua chiêng múa trống. Đơn giản là cùng ngồi ăn và để con ăn.

[​IMG]

Vài trường hợp điển hình để học cho các mẹ:

Trường hợp 1

Ngày đầu tiên đi học có một bạn 4 tuổi không hề muốn ăn, luôn luôn lý sự để khỏi ăn, cô nói:

Ok con. Con không ăn thì ngồi với các bạn, nhìn các bạn ăn. 

Ngồi một lát, tự đi lấy cơm ăn. Hôm sau, con không muốn ăn và không ngồi với các bạn luôn.

Được. Vậy con vào phòng ngồi chơi một mình nhé. 

Dạ! 

Thế là vào phòng ngồi chơi. Cô hỏi thêm:

Thế chiều con có ăn xế không?

Không ạ! 

Ok con. 

Con vô phòng rồi vẫn đi ra đi vô ngó các bạn. Cô bảo vô đi con đừng làm phiền các bạn ăn. Thực chất đứa trẻ này không phải là không muốn ăn mà vì ở nhà con quen được nuông chiều nếu ăn sẽ được gì đó và là trung tâm vũ trụ. Nên con lấy chuyện không ăn để làm vũ khí đòi hỏi cái mình muốn dù đó chỉ là được chú ý hơn! 

Đó là lý do không bé nào mình được đút ăn. Tại sao? Vì con và bạn như nhau, tại sao con được đút mà bạn lại không? Con có gì hơn bạn? Và con có khả năng tự ăn và học hỏi cách ăn nên nếu đút con là tước đoạt việc học hỏi ăn uống của con. Cô sẽ không đút, cái bạn nhỏ hồi nãy không hề biết cầm muỗng. Ngày đầu tiên ăn đến ăn canh cũng bốc. 3 ngày sau cầm được đũa rồi!

Trở lại với bạn nhỏ hồi nãy. Đến xế chiều khi các bạn khác ăn chè em chạy xuống: 

- Cô Yến ơi con muốn ăn chè. 

- Ok con. Nhưng lúc trưa con nói không ăn mà. 

- Bây giờ con đói. 

- Ồ được rồi. Có điều ăn chè không làm con no được nhé. Nhưng được thôi. Con lên nói các cô là cô Yến cho ăn 1 ít.

Có 1 tip nữa là không quá ép buộc con phải giữ lời hứa “ăn hết hoặc không được ăn”. Thực ra bạn phải đọc hiểu đứa trẻ đã học được bài học của mình chưa. Hiểu rồi là đủ. Bây giờ em lâu lâu cũng nói: con không ăn nhưng không thấy cô phản ứng gì nên ngồi xuống ăn tất!

Trường hợp 2. 

Có bạn hôm qua uống cafe với mình, con cũng không muốn ăn. Bạn gọi một đĩa cơm to trước mặt con. Con vừa đói nhưng vừa trả giá ăn xong được mua đồ chơi. Mình nhẹ nhàng xin thêm một cái đĩa, hỏi:

- Con ăn bao nhiêu?

- Con: Một nửa. (mình xúc 1 muỗng cơm, xắn 1 nửa muỗng)

- Một nửa là nhiêu đây? (bé im lặng, mẹ hết hồn )

- Mẹ : Một nửa là một nửa phần cơm đó chị. 

Rồi mẹ xắn nữa phần cơm cho bé (tôi cam đoan nếu chị đừng quá lo lắng mà làm theo cách tôi thì bé sẽ ăn nhiều hơn. Kết quả là phần cơm đó bị bỏ lại 2/3)

Đến thức ăn, tôi hỏi:

Con ăn bao nhiêu trứng? 

- Hết luôn. 

Ok con. (Tôi cho hết quả trứng ốp la). 

- Thịt ?

- Ba miếng nhỏ. 

- Ok

Lúc bé ăn không ngớt đòi mua đồ chơi. Cô nói: Đồ chơi và ăn không liên quan con. Con ăn hay không ăn cũng có thể có đồ chơi vì mẹ hứa rồi. Nhưng không phải bây giờ. Nhé !

Bé bắt đầu đòi miếng thịt, mẹ nói:

Không con. Hồi nãy con nói là 3 miếng mà. Cái này của mẹ.

Bé bỏ lại cơm và trứng. Mẹ lo lắng hỏi, giờ sao cô Yến? Mình có phải bắt bé giữ lời ăn hết không ?

Thế là cô hỏi bạn: Hồi nãy con xin nguyên cái trứng, mẹ cũng muốn ăn mà mẹ phải cho con hết , vậy con bỏ mứa con thấy sao?

Bé im lặng một chút:

Vậy để con ăn hết.

- Tốt!

Khuyến khích bé ăn hết xong trứng. Bé nói:

- Nhưng con không ăn cơm! 

- Được thôi con.

Bạn biết vì sao không? Vì khi cho con ăn bạn phải cho trẻ từ quyết định trẻ ăn gì và ăn bao nhiêu. Chính sự tự quyết định này là chìa khoá để con tự chịu trách nhiệm việc làm của mình.

Để ăn là một món quà không khó. Chỉ là cha mẹ phải tin con. Cho con cơ hội được ăn như con muốn, bỏ đi cái ý nghĩ con đói, tin vào cơ chế lập trình của con, dẹp cái cân, quên chuyện ép con và bỏ luôn ba chữ "con ăn đi" để hoàn toàn thoải mái ăn cùng con.

Vậy thôi. Bạn làm được không? Chỉ cần bạn hai chữ: Tâm An

Những Điều Lưu Ý Khi Có Con Tuổi Teen

 Đây là giai đoạn thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với những người xung quanh và sự phát triển về cơ thể. Hầu hết cơ thể các em gái sẽ dậy thì trong giai đoạn này. Các em trai có thể dậy thì muộn hơn. Teen bắt đầu quan tâm tới chiều cao, cân nặng, hình dáng cơ thể. Ăn uống mất cân đối có thể xảy ra, đặc biệt là với các em gái. Trong suốt thời kỳ này, teen bắt đầu phát triển cá tính và quan điểm riêng. Mối quan hệ với bạn bè vẫn đóng vai trò quan trọng, tuy vậy teen sẽ có thêm những mối quan tâm khác để teen nhận thức rõ ràng hơn về việc mình là ai. Đây cũng là giai đoạn quan trọng quan trọng để chuẩn bị cho teen tinh thần độc lập và tinh thần trách nhiệm, trẻ bắt đầu làm việc và nhiều trẻ sẽ tách ra ở riêng sau khi tốt nghiệp trung học.

[​IMG]

Dưới đây là một số thông tin lưu ý đối với tuổi teen

Sự thay đổi về cảm xúc/Xã hội

Teen ở nhóm tuổi này có thể:

- Quan tâm nhiều hơn tới bạn khác giới.

- Ít xung đột với cha mẹ.

- Độc lập với cha mẹ hơn.

- Có khả năng chăm sóc và chia sẻ với người khác một cách sâu sắc hơn, và tạo được các mối quan hệ thân thiết hơn.

- Dành ít thời gian cho bố mẹ, dành nhiều thời gian cho bạn bè.

- Cảm thấy buồn bã và chán nản, điều đó có thể ảnh hưởng đến học tập, hoặc khiến teen sử dụng các chất gây nghiên, quan hệ tình dục bừa bãi và các vấn đề khác.

Khả năng học tập và suy nghĩ

Teen ở độ tuổi này có thể:

- Quan tâm nhiều hơn tới một số cách làm việc.

- Quan tâm tới việc lựa chọn trường học và kế hoạch làm việc trong tương lai.

- Có khả năng đưa ra các lý do bảo vệ cho lựa chọn của mình.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Bạn có thể giúp teen:

- Bạn nói chuyện với trẻ về những mối quan tâm của teen và chú ý tới hành vi bất thường của con. Chú ý khi teen có suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là khi teen cảm thấy buồn bã, chán nản. Quan tâm tới tên có thể không khiến con bạn hết chán nản, nhưng teen biết bạn quan tâm tới cảm xúc của con. Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia nếu thấy cần thiết.

- Quan tâm tới trường lớp/chuyện học hành của con, các hoạt động ngoại khóa yêu thích của con và khuyến khích teen tham gia các hoạt động khác như thể thao, âm nhạc, nghệ thuật.

- Khuyến khích teen tham gia tình nguyện vào các hoạt động trong cộng đồng.

- Khen ngợi và khích lệ những cố gắng cũng như các thành tích mà teen đạt được.

- Thể hiện tầm ảnh hưởng tới tên. Bạn có thể dành thời gian để cùng con làm những việc mà bạn thích.

- Tôn trọng quan điểm của teen. Lắng nghe mà không phê phán.

- Khuyến khích teen biết cách giải quyết vấn đề hoặc xung đột, và luôn sẵn sàng trợ giúp hoặc giúp teen lời khuyên khi con bạn cần.

- Nếu trẻ có làm thêm một công việc nào đó, thì bạn nên dùng cơ hội này để chia sẻ với teen về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của con.

- Nói chuyện với teen và giúp con lập kế hoạch trước cho các tình huống khó khăn. Bạn có thể thảo luận về cách đối phó khi trẻ chơi phải nhóm bạn nghiện hoặc khi bị bạn bè ép quan hệ tình dục bừa bãi.

- Tôn trọng nhu cầu riêng tư của con.

- Khuyến khích teen ngủ đủ và luyện tập thể thao, ăn uống lành mạnh, cân bằng.

An toàn

Dù ở độ tuổi nào, bạn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn cho trẻ. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể bảo vệ con:

- Nói chuyện với teen về mối nguy hiểm khi lái xe và cách lái xe an toàn.

- Nhắc trẻ đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy, xe đạp.

- Nói chuyện với con về ý muốn tự tử ở nơi người bị suy nhược và bạn cần chú ý tới các dấu hiệu này. Tự tử là nguyên ngân gây ra cái chết đứng thứ 3 ở độ tuổi từ 15 – 24.

- Nói chuyện với con về mối nguy hiểm khi dùng các chất gây nghiện và rủi ro khi quan hệ tình dục bừa bãi. Bạn có thể trò chuyện để xem con bạn suy nghĩ như thế nào về các vấn đề này, và bạn có thể chia sẻ cảm xúc với teen. Lắng nghe teen nói và trả lời các câu hỏi của con một cách chân thành và thẳng thắn.

- Thảo luận với teen về tầm quan trọng của việc chọn bạn bè tốt.

- Bạn cần biết con ở đâu. Cùng trao đổi với con để biết trẻ đi đâu, làm gì và khi nào trẻ cần về nhà. 

Giữ gìn cơ thể khỏe mạnh

- Khuyến khích teen ngủ đủ và tập thể dục, ăn uống lành mạnh, cân bằng. Bạn cần đảm bảo con bạn tập thể dụng tối thiểu mỗi ngày tập thể dục 1 giờ.

- Không để ti vi trong phòng ngủ của teen.

- Khuyến khích teen cùng ăn các bữa cơm gia đình. Cùng nhau ăn bữa tối sẽ giúp teen biết cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh, khỏe mạnh và giúp các thành viên trong gia đình có thời gian trò chuyện với nhau. Hơn nữa, trẻ ăn cơm cùng gia đình thường có thành tích học tập tốt hơn, ít sử dụng các chất ngây nghiện, không đánh nhau, và thường không gặp các vấn đề khác.