Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Vì Sao Sinh Mổ Chậm Có Sữa? Làm Thế Nào Để Có Sữa Sau Khi Sinh Mổ?

Sinh con là bản năng của người phụ nữ. Sinh con thường theo hai hình thức: Sinh thường và sinh mổ. Có những mẹ sinh thường tự nhiên, lại có những mẹ lựa chọn hoặc vì lý do chuyên môn nên sinh theo phương pháp sinh mổ.

Trên diễn đàn Lamchame.com đã có những bài viết/topic so sánh Sinh Thường Hay Sinh Mổ? Phương pháp nào cũng có ưu/nhược điểm riêng. Tuy nhiên, có một vấn đề các mẹ sinh mổ rất hay gặp phải đó là sữa về chậm. Vậy vì sao sinh mổ chậm có sữa? Làm thế nào để có sữa về sau sinh mổ?



Sau khi sinh bao lâu thì mẹ có sữa về?

Sữa non đã có từ khi người mẹ mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh con, sữa mẹ sẽ về trong vòng 2-4 ngày. Thông thường nếu là con đầu thì mẹ sẽ có sữa trong vòng 3-4 ngày, còn nếu là con thứ thì mẹ sẽ có sữa sớm hơn.

Vì sao sinh mổ chậm có sữa về?

Với những mẹ sinh mổ có thể sữa sẽ về chặm hơn so với các mẹ sinh thưởng bởi:
  • Do cơ địa của một số mẹ, khi sử dụng thuốc giảm đau trong chuyển dạ, kháng sinh sau sinh mổ sẽ gây ít sữa.
  • Mất nhiều máu trong quá trình sinh nở.
  • Với tâm lý sợ đau do vết mổ, sợ thuốc giảm đau ảnh hưởng đến sữa nên các bé có mẹ sinh mổ không được bú mẹ sớm, do đó không kích thích được tuyến sữa hoạt động sớm.
Làm thế nào để có sữa sau khi sinh mổ?
  • Mẹ hãy cho con bú ngay sau khi con được về với mẹ (Không quá 4-6 tiếng). Tích cực cho con bú để kích thích sữa về.
  • Cho con bú đúng cách.
  • Massage kích thích tuyến sữa.
  • Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Sau sinh, mẹ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng, có thể qua thức ăn hàng ngày, có thể qua các loại vitamin bổ sung. Mẹ cũng không được quên uống nhiều nước, bởi sữa mẹ 90% là nước (trước khi cho con bú khoảng 30 phút, mẹ hãy uống 1 cốc nước ấm). Ngoài ra mẹ cần ngủ đủ giấc, tránh stress,...
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, trước khi sinh nở, các mẹ hãy tham khảo và trang bị đầy đủ kiến thức để dù sinh mổ hay sinh thường, vẫn luôn đảm bảo cho con sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhé!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thảo luận thêm tại:

Bé Dưới 1 Tuổi Đã Ăn Được Muối, Đường Chưa?

Bé dưới 1 tuổi đã ăn được muối, đường và mật ong chưa? Hẳn là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ. Cơ thể trẻ con vốn đã khá non nớt và nhạy cảm, thì những bé dưới 1 tuổi cơ thể càng non nớt hơn. Do đó, bố mẹ cần cho con sử dụng những đồ ăn, thức uống phù hợp, không ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Ngày nay, các bà mẹ đã khá thận trọng trong việc ăn uống của con. Ngay tại diễn đàn Làm Cha Mẹ, có khá nhiều topic tranh luận về vấn đề này, các mẹ cũng đã tư vấn cho nhau xem bé 6 tháng tuổi đã ăn đường, muối được chưa? Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem muối và đường ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ dưới 1 tuổi nhé!



Muối.

- Dưới 1 tuổi, chức năng thân của con còn khá non nớt, do đó nên cho con ăn nhạt để thận không phải làm việc quá sức.
- Dưới 1 tuổi là khoảng thời gian con ăn dặm, trong các thức ăn hàng ngày của con cũng đã chứa 1 lượng muối như thịt, cá, trứng, rau,...
- Bé dưới 6 tháng tuổi cần < 1g muối/1 ngày, từ 6 đến 12 tháng cần 1g muối/1 ngày
- Nếu cho con ăn nhiều muối từ sớm sẽ tạo thói quen ăn nhiều muối khi con lớn lên, điều này không có lợi cho sức khỏe của con, con dễ mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch.

Đường.

- Đường chỉ có nhiều năng lượng chứ không có vitamin và chất khoáng.
- Bé ăn đường quá sớm sẽ khiến răng bị sâu khi răng chỉ vừa mới mọc.
- Khi bé đã ăn đồ ăn chứa nhiều đường sẽ làm cho bé cảm thấy ngang dạ, đầu bụng và không hợp tác khi ăn dặm.
- Đường là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Vì vậy bố mẹ hạn chế cho con ăn nhiều đồ ăn chứa đường, bánh kẹo ngọt,...

Nhiều người cho rằng người lớn ăn được thì trẻ con cũng ăn được. Nấu đồ ăn cho con không cho ít mắm, muối thì nhạt nhẽo làm sao con muốn ăn! Thực chất không phải như vậy, bởi từ khi sinh ra cho đến khi ăn dặm bé mới chỉ quen mùi vị của sữa (sữa mẹ hay sữa công thức), ăn dặm là giai đoạn bé làm quen với mùi vị của thức ăn. Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, nếu con đã được mẹ cho ăn nhạt thì con sẽ quen với vị ngọt nguyên thủy của thức ăn, nên mẹ hoàn toàn không cần sợ con cảm thấy nhạt nhẽo nên không chịu ăn.

Sau 1 tuổi, mẹ có thể làm quen với gia vị như mắm, muối. Tuy nhiên, mẹ lưu ý khi nêm đồ ăn cho con, vì nếu vừa miệng người lớn là rất mặn đối với bé. Hay khi chọn các loại bánh ăn dặm cho con trong độ tuổi này, mẹ cũng lưu ý chọn những loại có thành phần không chứa đường hoặc chỉ có cực kỳ ít đường.

Sức khỏe của con luôn được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Bố mẹ hãy tham khảo và cho con ăn những thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con, đừng áp đặt ý thích và cảm nhận của chính mình vào con nhé!

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

Thảo luận thêm tại: