Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Vì Sao Sinh Mổ Chậm Có Sữa? Làm Thế Nào Để Có Sữa Sau Khi Sinh Mổ?

Sinh con là bản năng của người phụ nữ. Sinh con thường theo hai hình thức: Sinh thường và sinh mổ. Có những mẹ sinh thường tự nhiên, lại có những mẹ lựa chọn hoặc vì lý do chuyên môn nên sinh theo phương pháp sinh mổ.

Trên diễn đàn Lamchame.com đã có những bài viết/topic so sánh Sinh Thường Hay Sinh Mổ? Phương pháp nào cũng có ưu/nhược điểm riêng. Tuy nhiên, có một vấn đề các mẹ sinh mổ rất hay gặp phải đó là sữa về chậm. Vậy vì sao sinh mổ chậm có sữa? Làm thế nào để có sữa về sau sinh mổ?



Sau khi sinh bao lâu thì mẹ có sữa về?

Sữa non đã có từ khi người mẹ mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh con, sữa mẹ sẽ về trong vòng 2-4 ngày. Thông thường nếu là con đầu thì mẹ sẽ có sữa trong vòng 3-4 ngày, còn nếu là con thứ thì mẹ sẽ có sữa sớm hơn.

Vì sao sinh mổ chậm có sữa về?

Với những mẹ sinh mổ có thể sữa sẽ về chặm hơn so với các mẹ sinh thưởng bởi:
  • Do cơ địa của một số mẹ, khi sử dụng thuốc giảm đau trong chuyển dạ, kháng sinh sau sinh mổ sẽ gây ít sữa.
  • Mất nhiều máu trong quá trình sinh nở.
  • Với tâm lý sợ đau do vết mổ, sợ thuốc giảm đau ảnh hưởng đến sữa nên các bé có mẹ sinh mổ không được bú mẹ sớm, do đó không kích thích được tuyến sữa hoạt động sớm.
Làm thế nào để có sữa sau khi sinh mổ?
  • Mẹ hãy cho con bú ngay sau khi con được về với mẹ (Không quá 4-6 tiếng). Tích cực cho con bú để kích thích sữa về.
  • Cho con bú đúng cách.
  • Massage kích thích tuyến sữa.
  • Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Sau sinh, mẹ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng, có thể qua thức ăn hàng ngày, có thể qua các loại vitamin bổ sung. Mẹ cũng không được quên uống nhiều nước, bởi sữa mẹ 90% là nước (trước khi cho con bú khoảng 30 phút, mẹ hãy uống 1 cốc nước ấm). Ngoài ra mẹ cần ngủ đủ giấc, tránh stress,...
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, trước khi sinh nở, các mẹ hãy tham khảo và trang bị đầy đủ kiến thức để dù sinh mổ hay sinh thường, vẫn luôn đảm bảo cho con sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhé!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thảo luận thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét