Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Khi Nào Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm?

Khi nào cho bé ăn dặm? Là một câu hỏi được khá nhiều ông bố bà mẹ đặt ra trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con.

Thời xưa, vì điều kiện còn khó khăn nên các bà, các mẹ đã cho con ăn dặm từ tháng thứ 2, tháng thứ 3. Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hơn, với nhiều nguồn thông tin khác nhau, các bà mẹ đã biết được rằng không nên cho con ăn dặm quá sớm. Tuy nhiên, với tâm lý sợ con đói, cảm giác như con đang đòi ăn,... Nên không ít bà mẹ đã cho con ăn dặm từ tháng thứ 3. Vậy khi nào cho bé bắt đầu ăn dặm?



Có nên cho con ăn dặm sớm không? Tại sao?
Câu trả lời: Không nên. Bởi các lý do:

- Bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

- Dưới 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, dạ dày chưa đầy đủ enzym khiến bé không tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn, gây nên việc bé bị đầy bụng.

- Bé ăn dặm quá sớm có thể bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì bởi: Khi bé ăn dặm, đưa tinh bột vào cơ thể sẽ khiến bé no, bỏ bú mẹ, mà trong đồ ăn dặm không thể đầy đủ chất dinh dưỡng như sữa mẹ, điều này khiến bé bị suy dinh dưỡng. Hoặc cho bé ăn dặm quá sớm, bé chưa đủ nhận thức để từ chối thức ăn do mẹ đút, mẹ lại với tâm lý con ăn càng nhiều càng tốt, đồ ăn dặm chứa nhiều tinh bột, dẫn đến bé bị béo phì.

Thời điểm nào thích hợp cho con ăn dặm?

Khi bé được 5 tháng tuổi mẹ có thể cho con bắt đầu làm quen với một số loại thức ăn đơn giản với số lượng ít để con tập làm quen.

6 tháng tuổi là giai đoạn phù hợp nhất cho bé ăn dặm. Đây là thời điểm bé cần nhiều năng lượng hơn, do bé sử dụng khá nhiều năng lượng cho việc vận động như bò, ngồi,... Đây cũng là thời điểm thích hợp để bé tập nhai, đồng thời hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng cho việc nhận, tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn.

Những lưu ý khi cho con ăn dặm.

- Khi con mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho con ăn với một lượng nhỏ để con làm quen với mùi vị của thức ăn cũng như thử phản ứng của cơ thể con với loại thức ăn đó.
- Sau khi con ăn dặm được một thời gian, mẹ tăng dần lượng đồ ăn của con lên, lưu ý không tăng đột ngột khiến dạ dày cũng như bộ máy tiêu hóa của con phải làm việc thay đổi đột ngột.
- Cho con ăn theo nhu cầu, không ép con ăn quá nhiều, quá no.
- Không cho con bắt đầu ăn dặm quá muộn, vì khi đó con đã quen với vị của sữa mẹ, con sẽ không muốn làm quen với vị của loại thức ăn khác ngoài sữa.

Việc lựa chọn thời điểm phù hợp cho con ăn dặm khá quan trọng, bởi nếu cho con ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều không có lợi cho con, vất vả cho bố mẹ. Tuy nhiên, mẹ hãy quan sát con cũng như cơ thể của con để áp dụng thời gian ăn dặm của con một cách linh hoạt. Ngoài ra, vì với trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa vẫn là thức ăn chỉnh, vì vậy, mẹ không nên ép con ăn nhiều nếu con không muốn. Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn mới mẻ và cũng nhiều thử thách. Các mẹ hãy chia sẻ về giai đoạn ăn dặm của con mình đã, đang trải qua như thế nào nhé!

Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

Thảo luận thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét